Blog, Uncategorized

Nghiên cứu thị trường đồ uống Việt Nam, thế giới và dự báo năm 2025

Với dân số 100 triệu dân và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, Việt Nam là thị trường có nhu cầu cao và đa dạng về các loại đồ uống, từ các loại đồ uống có cồn đến nước giải khát, nước trái cây, nước uống tăng lực…

Nhiệt độ trung bình tiếp tục gia tăng, cộng với thói quen ăn uống ngoài gia đình phổ biến hơn sẽ thúc đẩy phân khúc đồ uống không cồn tăng trưởng tốt tại Việt Nam, bù đắp cho sự chững lại của thị trường đồ uống có cồn bị hạn chế vì các quy định pháp lý. 

Doanh thu thị trường đồ uống Việt Nam trong năm 2024 đã vượt trên mức …tỷ USD, trong đó, phân khúc đồ uống không cồn với tỷ trọng 40% về trị giá là phân khúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Về giá trị gia tăng của sản xuất đồ uống: Từ năm 2022, ngành bắt dầu phục hồi nhưng tốc độ tăng của giá trị gia tăng (VA) vẫn tương đối chậm. 

Khối lượng sản xuất bia, nước giải khát của cả nước trong năm 2024 đạt … tỷ lít, … so với năm 2023 (khối lượng sản xuất năm 2023 đạt .tỷ lít, … so với năm 2022).

Năm 2024, chủng loại rượu, bia, nước giải khát có trị giá xuất khẩu lớn là bia có nồng độ cồn không quá 5,8% tính theo thể tích; nước tăng lực có hoặc không có ga; đồ uống chứa sữa tiệt trùng có hương liệu; đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng; bia đen hoặc bia nâu loại khác.

Trong khi đồ uống có cồn và nước giải khát có hàm lượng đường cao bị cản trở bởi các rào cản quy định và mối lo về sức khỏe thì quy mô thị trường đồ uống chức năng của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng tốt nhất trên thị trường đồ uống, với tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 6,10% trong giai đoạn 2024-2032. Nhận thức về sức khỏe và thể chất ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và lối sống bận rộn, xu hướng tăng các hoạt động thể thao và thể hình ở người dân, thương mại điện tử và các kênh phân phối hiện đại, cộng với sự phát triển của công nghệ giúp Việt Nam tận dụng tốt nguồn nguyên liệu tự nhiên để đa dạng hóa các sản phẩm đồ uống chức năng là những nhân tố chính thúc đẩy thị trường này. 

Do áp lực cạnh tranh lớn nên xu hướng M&A sẽ gia tăng trên thị trường này trong năm 2025 và sau đó. Ở khía cạnh tích cực, M&A giúp tối ưu hóa nguồn lực trong đó có các công nghệ mới, củng cố danh mục đầu tư và tận dụng các năng lực để duy trì các chiến lược quan trọng của các công ty hàng đầu trong ngành Đồ uống trong thời gian tới.

Báo cáo này phân tích cập nhật và phân tích, dự báo số liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho, xuất nhập khẩu các nhóm đồ uống tại Việt Nam (bia, rượu, nước giải khát, nước có vị hoa quả, đồ uống chức năng…) với số liệu tổng thể cả nước và chi tiết theo địa phương hoặc thị trường. Các số liệu xuất, nhập khẩu được phân loại theo mã HS. 

Đối với thông tin, số liệu về hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát, xếp hạng và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. 

Ngoài ra, báo cáo cũng cập nhật nhập khẩu rượu, bia và nước giải khát vào một số thị trường lớn trên thế giới (chi tiết theo mã HS được thống kê bởi Hải quan các nước hoặc Trung tâm Thương mại quốc tế của WTO)

Về quy định, chính sách: Trong năm 2024 và đầu năm 2025, một số chính sách mới của Việt Nam và các nước trên thế giới có thể tác động đến các doanh nghiệp đồ uống của Việt Nam như sau. Báo cáo này cập nhật các quy định tại Việt Nam và tại các thị trường tiêu biểu như EU, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông), Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc và New Zealand. 

Dự báo các xu hướng mới cho tổng thể thị trường đồ uống thế giới và Việt Nam, dự báo cụ thể cho từng phân khúc đồ uống và một số khuyến nghị…

Lưu ý về mức độ cập nhật của số liệu: Nghiên cứu thị trường đồ uống Việt Nam và thế giới, bản cập nhật đến tháng 2/2025 sử dụng hệ thống số liệu thống kê mới nhất của các tổ chức nghiên cứu thị trường và thống kê quốc tế, số liệu thống kê chính thức của Việt Nam, kết hợp với các công cụ theo dõi, ước lượng thị trường do Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại vận hành. 

ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU

Để lại một bình luận